Trong khi nhâm nhi tách cà phê tinh khiết, đậm đà buổi sáng, đã bao giờ bạn từng hỏi Cà phê xuất hiện ở Việt Nam từ khi nào? Và lý do tại sao nó lại phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ như vậy ở Việt Nam? Bài viết hôm nay, hãy cùng EVC Coffee đi tìm hiểu về dòng chảy lịch sử của cà phê tại Việt Nam nhé!
LÀN SÓNG THỨ NHẤT: CÀ PHẾ – KẾT TINH CỦA SỰ GIAO THOA VĂN HOÁ
Cà phê chè, hay còn gọi là Arabica tại Việt Nam.
Năm 1857, những giống cây cà phê đầu tiên được đem đến Việt Nam bởi những người Pháp, với mục đích canh tác loại “vàng đen” được đặc biệt ưa chuộng tại châu Âu. Những cây cà phê chè (Arabica) đầu tiên được trồng tại tỉnh Hà Nam và tỉnh Quảng Trị. Cà phê phin lúc bấy giờ là sự giao thoa giữa lối pha phin (filter: lọc) kiểu Tây kết hợp với phong cách Á Đông.
Năm 1865, thực dân Pháp thành lập nhiều đồn điền cà phê ở nước ta, chủ yếu ở vùng trung du phía bắc Sơn Tây, Như Xuân và phát triển theo phương thức du canh với năng suất cao, những năm đầu lên tới 400-500kg/ha.
Sự xuất hiện của Cà phê vối (Robusta), Cà phê mít (Excelsa Chari).
Năm 1908, Pháp đưa vào Việt Nam hai loại cà phê mới đó là cà phê vối (Robusta) và cà phê mít, hay còn gọi là cà phê C.excelsa Chari thay cho loại cà phê chè (Arabica).
Năm 1910 những đồn điền cà phê mới lại tiếp tục cà phê tiếp tục được gieo trồng tại các tỉnh khác như Hà Tỉnh, Nghệ An, Thanh Hóa.
Năm 1925, ở Tây Nguyên cà phê được phát triển mạnh mẽ, sau đó được trồng tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Phước và rải rác xuống Đồng Nai.
→ Giai đoạn này, cà phê trở nên phổ biến nhanh chóng, bấy giờ ai cũng có thể thưởng thức một ly cà phê thơm ngon, không còn ranh giới giàu nghèo, cao thấp, sang hèn.
Cà phê phát triển mạnh mẽ với quy mô lớn hơn nữa.
Đến năm 1938, sản lượng đạt 1,500 tấn cà phê nhân, tổng diện tích cà phê lúc này đạt 13,000 ha.
Năm 1963 Miền Bắc trồng được khoảng 10,000 ha cà phê tại các nông trường quốc doanh, chủ yếu là trồng cà phê chè (Arabica) với năng xuất không cao, chỉ khoảng 400-600kg/ha, tại những vùng đất màu mỡ có thể được 1 tấn/ha.
Năm 1975, cà phê được trồng tại miền Nam nhiều nhất là ở Lâm Đồng (1,700 ha), Đắk Lắk (7,000 ha), Đồng Nai (1,300 ha), với tổng diện tích khoảng 10,000 ha . Giống cà phê được trồng chủ yếu tại đây là loại cà phê Robusta, còn cà phê chè Arabica được trồng chủ yếu tại Lâm Đồng.
→ Trong khi miền Bắc phổ biến với các quán cà phê mậu dịch, quán cà phê gia đình phục vụ theo tinh thần bao cấp, ông chủ tự pha chế rồi lấy tên mình làm tên quán, thì miền Nam lại ưa chuộng những quán cà phê sang trọng, tinh tế theo hướng văn hoá Mỹ kết hợp cùng tinh thần phóng khoáng, năng động của con người Nam Bộ để đón tiếp những sĩ quan quân đội, những nhà báo phương Tây và những chính khách nổi tiếng.
LÀN SÓNG THỨ HAI – CÀ PHÊ TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT
Sau khi giải phóng miền Nam, cà phê trở thành một thức uống xa xỉ và bị cấm kinh doanh. Không còn những quán cà phê sang trọng mà cà phê chỉ còn được bày bán ở các hàng quán vỉa hè, hoạt động không công khai.
Những năm 1980, khi cả nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, cà phê giá rẻ trở nên phổ biến và tràn lan khắp nơi. Lại một lần nữa, cà phê trở thành một thức uống hàng ngày của cán bộ công chức, từ công nhân lao động, sinh viên đến giới văn nghệ sĩ, ai cũng có thể thưởng thức, trò chuyện bên ly cà phê.
Tuy nhiên, đi cùng theo sự phát triển quá nhanh của cà phê là vấn đề an toàn sức khỏe của người tiêu dùng bị bỏ qua, nhiều đơn vị sẵn sàng trộn bắp, đậu nành rang cháy khét rồi thêm hương liệu hoá học để chạy theo lợi nhuận. Việc sử dụng lâu dài những sản phẩm như vậy đã khiến cho chuẩn mực của cà phê ngon lúc đó trở nên sai lệnh. Rất nhiều người lầm tưởng rằng cà phê là phải đen đậm, đắt gắt, thơm lâu, sánh bệt. Thói quen thưởng thức đó đã tạo điều kiện cho nhiều đơn vị sản xuất những loại cà phê hỗn hợp, thêm hương liệu, pha trộn tạp.
LÀN SÓNG THỨ BA – CÀ PHÊ VÀ NHỮNG LÀN SÓNG MỚI
Năm 1994, diện tích trồng cây cà phê của nước ta là 150,000 ha, bình quân năng suất 1 tấn/ha với số lượng sản lượng tổng đạt 150,000 tấn. Với những khu vực đất màu mỡ, phương pháp trồng mới được áp dụng có thể tăng năng suất lên 2-3 tấn/ha. Đặc biệt tại nhiều khu vực sử dụng công nghệ khoa học, sản lượng có thể lên tới 8-10 tấn/ha. Việt Nam sản xuất từ 800,000 – 1 triệu tấn cà phê mỗi năm nhưng chỉ tiêu thụ khoảng 10%, số còn lại chủ yếu xuất khẩu thô.
Năm 1994, chính phủ luôn khuyến khích duy trì diện tích trồng cà phê của nước là 500,000 ha nhưng diện tích này vẫn không ngừng được mở rộng tại các khu vực chính như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông vì có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp nhất với cây cà phê.
Có thể thấy, ngành công nghiệp cà phê đang ngày càng trở nên lớn mạnh, kéo theo đó là hàng loạt hàng quán cà phê với các phong cách mới mẻ, phong phú xuất hiện để đáp ứng nhu cầu tinh thần của người Việt Nam. Các yêu cầu và tiêu chuẩn về cà phê của người dân cũng tăng lên, cà phê không chỉ đơn thuần là thức uống hàng ngày mà còn phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chí về chất lượng, an toàn sức khỏe.
EVC Coffee luôn tự hào là một trong số ít đơn vị cung cấp các sản phẩm cà phê tinh khiết, chất lượng, sử dụng hạt Arabica và Robusta thuần chủng. Mỗi sản phẩm của EVC là một niềm tự hào mang tên vùng đất sinh ra, mang tâm huyết của đội ngũ đặt trong một quy trình chuyên biệt. Với mong muốn mang đến một trải nghiệm thuần vị nhất cho người sử dụng, EVC luôn khắt khe trong từng khâu sản xuất, từ việc chọn giống, thu hoạch và sơ chế.
Tìm hiểu toàn bộ quá trình thu hoạch và sản xuất trong nông trại EVC ở Buôn Ma Thuột tại đây: https://evc.cafe/tin-tuc-2/evc-coffee-mon-qua-den-tu-tam