Cây cà phê có tại Việt Nam từ khi nào?

Ngay trước khi thực dân Pháp nổ súng đánh Việt Nam lần thứ nhất. Cây café đã  chân những linh mục người Pháp đi vào Việt Nam.

Năm 1857, giống cà phê chè (hay còn gọi là arabica) du nhập vào nước ta lần đầu tiên. Ban đầu chúng là được trồng thử nghiệm tại các khuôn viên các nhà thờ ở một số tỉnh ở miền Bắc như Hà Nam, Nam Định. Sau đó, cây cà phê được mở rộng trồng thêm ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Dần sau đó mở rộng ra khắp các tỉnh miền Trung cho đến Đà Nẵng. Sau chiến tranh một số khu vườn cà phê chè ở đây vẫn tiếp tục được duy trì. Do vậy mà khu vực này có sự phân bố cây cà phê chè rất cao. Sau này cùng với phong trào di dân khai hoang vùng đất mới cây cà phê được đưa vào Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Và chính tại Tây Nguyên, người ta đã nhận ra rằng mảnh đất đỏ bazan nơi đây là nơi thích hợp nhất để trồng cây cà phê.

Sau hơn 50 năm khi cây café chè xuất hiện thì cây café vối cũng có lần đầu xuất hiện tại Việt Nam. Năm 1908, thực dân Pháp du nhập thêm 2 giống cà phê cà phê vối (robusta) và cà phê mít (liberica hay cherry) vào Việt Nam. Trải qua thời gian canh tác, người Pháp nhận ra giống café chè đem lại năng suất thấp hơn so với café vối. Do vậy, người Pháp chuyển sang cho tập trung trồng giống café robusta có xuất xứ từ Công Gô. Ngoài ra chúng ta còn nghe đến một số tên gọi khác như là café Moka (một chủng loại café thuộc giống Arabica được coi là nữ hoàng hay hoàng hậu café), hạt culi (chỉ các hạt café lấy từ quả café có 1 nhân).

Hiện nay, Tây Nguyên là vùng trồng café lớn nhất cả nước, nổi tiếng với các địa danh như Cầu Đất, Buôn Mê Thuột. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Buôn Mê Thuột – Nơi được coi là thủ phủ café của Việt Nam.

Trải qua quá trình dài phát triển cây café đã trở biểu tượng của Tây Nguyên. Và tương lại hoàn toàn có thể trở thành biểu tượng của Việt Nam nếu được đầu tư đúng mức.

Năm 2020, Việt Nam đã vượt lên trở thành nước xuất khẩu café thô lớn thứ 2 trên thế giới. Tuy vậy giá trị kinh tế còn chưa cao do chủ yếu là xuất khẩu thô.